Bấm like để nhận được tin hot mỗi ngày Quế Việt NamShop Tổng HợpGia Minh Media

Mar 9, 2016

Gặp hàng loạt thảm họa khi mua, bôi Kem tan mỡ

Kem tan mỡ đang là giải pháp được nhiều chị em lựa chọn để giảm cân. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bôi kem để làm tan tảng mỡ là chuyện hoang đường.


 Một nạn nhân bị kích ứng da sau khi sử dụng kem tan mỡ

Bội nhiễm da vì kem tan mỡ
Sau tết, nhu cầu giảm cân của nhiều chị em tăng cao, trên mạng xã hội và các diễn đàn mua bán online, các sản phẩm giảm cân bắt đầu tăng nhiệt. Các sản phẩm tan mỡ được quảng cáo có nhiều nguồn gốc khác nhau, từ nhập khẩu có giá tiền triệu đến sản phẩm handmade chỉ vài trăm nghìn đồng.
Theo một địa chỉ được chia sẻ trên mạng xã hộ, PV tìm đến một thẩm mỹ viện H.M trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội và được tư vấn dùng thuốc uống giảm cân kết hợp với kem thoa "tan mỡ siêu tốc" nhập về từ Hồng Kông. Nhân viên ở đây quảng cáo liệu pháp này giảm được 5kg trong một tuần và có giá hơn 3 triệu đồng, bao gồm 1,3 triệu đồng mua kem tan mỡ và thêm 2 triệu đồng mua thuốc uống giảm cân.
Chia sẻ về liệu trình giảm cân tại thẩm mỹ viện có tên H.M này, chị Vũ Như Hà ( Quán Sứ, Hà Nội) cho hay, sau một tuần dùng kem và thuốc uống, chị Hà giảm được 4kg. Tuy nhiên, điều đáng nói sau đó, chị đã phải nhập viện cấp cứu vì trụy mạch, tụt huyếp áp kèm bội nhiễm da do bôi kem tan mỡ.
Một trường hợp khác, do thấy trên mạng quảng cáo nhiều loại kem đánh tan mỡ siêu tốc và thoa vào đâu mỡ tan ở đấy nên chị Ly, 29 tuổi (Khâm Thiên, Hà Nội ) cũng gọi điện đặt hàng. Nhân viên giao hàng là loại kem giảm mỡ siêu tốc và giới thiệu hàng xách tay từ Hàn Quốc mỗi hộp 2 triệu đồng, thoa 2 hộp sẽ giảm được 5 - 6kg.
Chị Ly thực hiện trong vòng 2 tuần đã giảm được 3kg. Nhưng hai tuần không dùng kem nữa, chị L. bị mập, mỡ lại quay trở lại. Khi chị hỏi nhân viên bán hàng về "sự cố" này thì được tư vấn phải dùng 5 hộp mới hiệu quả! Trót đâm lao phải theo lao, chị L. bấm bụng mua thêm mấy hộp thuốc, nhưng cuối cùng đành nhận “trái đắng”.

Gần đây nhất, chia sẻ trên mạng xã hội, chị Thục Anh (nick name Bé My) cho biết, em gái chị mua kem tiêu mỡ của nhãn hiệu G.H Spa, sau khi bôi đã phát ban, nổi mẩn mề đay toàn cơ thể, theo ý kiến bác sỹ ban đầu, bệnh nhân bị phản ứng với thành phần có trong kem tiêu mỡ.
Theo thống kê tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, thời gian gần đây ghi nhận một số ca tới khám vì bội nhiễm da do bôi kem tan mỡ. Theo chia sẻ của các bệnh nhân, vì muốn giảm cân nhanh lại không mất thì giờ nên hầu hết đã tìm đến các sản phẩm được quảng cáo là "Tiêu mỡ thần tốc" hay "Thoa kem vào nơi nào, mỡ sẽ tiêu tan nơi ấy".Theo bác sỹ Hưng, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, các trường hợp bị bội nhiễm da khi bôi kem tan mỡ ban đầu sẽ có cảm giác nóng rát sau đó làm da phồng lên kèm theo ngứa. Các trường hợp này dị ứng bởi loại kem tan mỡ có chứa các thành phần kích ứng mạnh.
 Một chia sẻ cảnh báo về tác dụng phụ của kem tan mỡ kém an toàn
Chỉ là giảm béo... ảo
Theo ý kiến của các chuyên gia da liễu, thực ra việc kem bôi tan mỡ có tác dụng hay không vẫn đang gây tranh cãi, bởi nhiều thành phần của kem như gừng, ớt, caffeine... được công nhận là có tác dụng phân giải hay “đốt cháy” mỡ. Tuy nhiên, ngay cả khi điều đó đúng, các chất này cũng không thể thấm xuống các lớp mỡ sâu được. Vì thế chuyện các tảng mỡ ở bụng, hông, đùi... mỏng đi sau khi bôi kem là không thể. Kem tan mỡ thực ra có tác dụng làm săn da, khiến vùng da được bôi có vẻ săn chắc, gọn gàng hơn. Đó là lý do khiến nhiều người tưởng nhầm là kem đã làm tan chảy mỡ dưới da.
Ngay cả việc thoa kem và cuốn nóng cũng chỉ là làm mất nước tại chỗ. Ngay sau khi sử dụng chị em cảm thấy mình gọn hơn, nhưng chỉ một lúc sau, cơ thể được bù đủ nước sẽ trở lại như ban đầu. Ngoài ra, trong kem tan mỡ có các chất dưỡng da, tẩy tế bào chết, làm trắng da nên đôi khi người sử dụng bị đánh lừa bởi cảm giác khi thấy da đẹp hơn, láng mịn hơn... thì an tâm nghĩ là có kết quả.
Theo TS Nguyễn Hữu Đức, Bộ môn Dược - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh thì đến nay không có loại mỹ phẩm bôi ngoài da nào có thể làm tan được lớp mỡ tích tụ sâu dưới da.
"Thực chất của việc giảm tới 6 cm vòng eo là do việc thoa kem và cuốn nóng làm mất nước tại chỗ và điều này chỉ làm đánh lừa cảm giác của người dùng. Ngay sau khi sử dụng dịch vụ, người dùng cảm thấy mình gọn hơn nhưng ngay sau đó, cơ thể được bù đủ nước sẽ trở lại trạng thái ban đầu"- TS Đức cho biết.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, các chất có trong kem như ớt, gừng, thảo dược tự nhiên... không thể thấm xuống các lớp mỡ sâu được nên việc quảng cáo sẽ làm tan tảng mỡ ở bụng, hông, đùi mỏng đi sau khi bôi kem là chuyện hoang đường.
"Kem tan mỡ thực ra có tác dụng làm săn da, khiến vùng da được bôi có vẻ săn chắc, gọn gàng hơn"- một bác sĩ khẳng định.
Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng - Trưởng Khoa điều trị A - Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh cho rằng một số phụ nữ giảm cân bằng dùng kem tan mỡ đã phải vào viện vì trong kem tan mỡ có chất kích ứng mạnh như ớt, gừng lại bôi rộng trên vùng da mỏng nên rất dễ bị kích ứng. Bệnh nhân bôi kem dị ứng nhẹ thường có mẩn đỏ tại chỗ, nhiều trường hợp nặng thì bị phồng và rộp da, chảy nước và sau đó là nổi mụn gây viêm da.

No comments:

Post a Comment